Tác dụng của kiều mạch là gì?

0
1146

Tác dụng của kiều mạch là gì? Kiều mạch – loại hạt đặc biệt giúp giảm cân và phòng ngừa nhiều loại bệnh. Những năm gần đây, hạt kiều mạch thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết rõ về giá trị dinh dưỡng và công dụng của loại hạt đặc biệt này.

Hạt kiều mạch là gì?

Kiều mạch (hay còn gọi là tam giác mạch, lúa mạch đen, mạch ba góc, sèo) có tên khoa học là Fagopyrum esculentum Moench., họ Rau răm (Polygonaceae). Kiều mạch được thuần hóa và lần đầu tiên được trồng ở đất liền Đông Nam Á, sau đó lan sang Trung Á và Tây Tạng, cuối cùng là ở khu vực Trung Đông và Châu Âu.

Tại Việt Nam, kiều mạch được trồng bạt ngàn khắp các tỉnh miền Bắc như: Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn… Loại hạt này còn được xem là lương thực phụ của người dân.

Ngoài ra, kiều mạch còn là một loại cây thuốc, là nguồn chất rutin tự nhiên. Rutin được dùng làm thuốc phòng ngừa các tai biến mạch máu do xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch gây nên.

Thành phần dinh dưỡng trong kiều mạch

Hạt kiều mạch có giá trị dinh dưỡng cao, cao hơn rất nhiều so với các loại ngũ cốc khác. Kiều mạch không chứa gluten như các loại lúa mạch nhưng kiều mạch chứa nhiều carbohydrates, protein. Đồng thời chất xơ, vitamin và các loại khoáng chất khác cũng được tìm thấy nhiều trong loại hạt này.

Với hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, kiều mạch được xem như một loại thực phẩm thần kỳ, được sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày nhằm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tác dụng của hạt kiều mạch

Theo Đông y, kiều mạch có vị chát, hơi ngọt, tính bình. Vào các kinh tỳ, vị và đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng (khai vị, hạ khí, tiêu tích).

Khi nghiên cứu sâu hơn về loại hạt này, các nhà nghiên cứu tin rằng, ăn hạt kiều mạch sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể:

Cải thiện sức khỏe tim mạch và cao huyết áp

Các thành phần dinh dưỡng trong hạt kiều mạch có thể giúp làm giảm nồng độ cholesterol xấu và giúp tăng cholesterol tốt trong máu. Đồng thời, tác dụng của kiều mạch cũng giúp phòng ngừa các tai biến mạch máu do xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch nhờ có nguồn chất rutin tự nhiên dồi dào.

Ngăn ngừa bệnh tim, chống lại ung thư

Trong kiều mạch có chất chống oxy hóa tác dụng là chống lại các gốc tự do, có khả năng ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim, hỗ trợ não, gan. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa còn có thể hỗ trợ chức năng tế bào bằng cách bảo vệ DNA khỏi tổn thương và ngăn ngừa việc hình thành tế bào ung thư.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Chất xơ chiếm một lượng khá cao khi kiều mạch đã nấu chín, chất xơ này chủ yếu là cellulose và lignin. Đây là những thành phần có lợi đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa, nhất là đại tràng.

Chất xơ được tập trung ở lớp vỏ bọc bên ngoài của lớp tấm, giúp làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Ngoài ra, nó còn có thể bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi nhiễm trùng, đặc biệt là ngăn chặn quá trình oxy hóa trong đường tiêu hóa.

Ngăn chặn bệnh tiểu đường

Ăn kiều mạch có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu. Một số loại carbohydrates hòa tan có trong kiều mạch như fagopyritol và D-chiro-inositol có thể làm tăng độ nhạy của các tế bào cùng với insulin – một hormone giúp chất này hấp thụ đường từ máu. Đó là lý do kiều mạch trở thành sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những bệnh nhân tiểu đường.

Giúp giảm cân

Trong hạt kiều mạch chứa nhiều carbohydrates, protein và khoáng chất cũng như các chất chống oxy hóa. Sau khi vào cơ thể, kiều mạch được hấp thu vào máu từ từ, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và hỗ trợ năng lượng bền vững. Hơn thế, trong hạt kiều mạch còn chứa vitamin E, squalene, epicatechin và rutin, đây là những dưỡng chất quan trọng giúp giảm cân hiệu quả.

Tốt cho làn da, mái tóc

Kiều mạch chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất rutin có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ nên có thể giúp hạn chế hình thành nếp nhăn sớm. Ngoài ra, kiều mạch còn cung cấp lượng protein dồi dào, rất quan trọng cho sự tăng trưởng tóc bình thường.

Cách sử dụng kiều mạch tốt cho sức khỏe

Các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà khoa học Anh khẳng định, món ăn tốt cho bữa sáng là cháo kiều mạch, vì loại cháo này có khả năng no lâu hơn so với các loại thức ăn khác.

Bên cạnh đó, với hạt kiều mạch mọi người còn có thể kết hợp với các loại thực phẩm để tạo ra nhiều món ăn ngon bổ dưỡng, có tác dụng chữa bệnh, chẳng hạn như:

+ Bánh kiều mạch: Có thể giúp chữa suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm.
+ Hạt kiều mạch hấp mực, nấm: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bồi bổ cơ thể.
+ Nước sắc lá kiều mạch, ngó sen: Dùng để chữa tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt, ban xuất huyết.
+ Hạt kiều mạch xào rau củ: Bồi bổ sức khỏe, giúp bữa ăn thêm ngon miệng hơn.

Ngoài ra, nếu sử dụng kiều mạch sao vàng thành bột, mỗi lần uống 10 – 15g, ngày uống 2 lần với nước sôi còn ấm sẽ giúp điều trị chứng đầy bụng, tiêu chảy, mụn nhọt, bạch đới và kiết lỵ.

Những điều cần lưu ý khi dùng hạt kiều mạch:

+ Hạt kiều mạch có tính lương nên tránh dùng cho người có tỳ vị hư hàn.
+ Thận trọng khi dùng cho người có thể trạng yếu, mắc bệnh ung thư và người có cơ địa dễ dị ứng.
+ Hạt kiều mạch nghiền nát có thể gây phát bệnh kinh niên hoặc động đến hàn khí.
+ Trong thời gian dùng kiều mạch, nên kiêng cử phèn chua và thịt heo.
+ Một số nghiên cứu cho thấy, hạt kiều mạch có chứa sắc tố huỳnh quang màu đỏ. Khi ăn vào có dấu hiệu đau cổ họng, dị ứng ánh sáng, rát mũi, viêm niêm mạc mắt và viêm phế quản.
+ Không sử dụng hạt và sản phẩm từ hạt kiều mạch có dấu hiệu nấm mốc.

Kiều mạch chứa hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao vượt trội so với yến mạch và gạo. Tuy nhiên loại ngũ cốc này chứa độc tính nhẹ và có thể gây dị ứng khi sử dụng. Vì vậy bạn nên trộn đều kiều mạch với các loại ngũ cốc khác (hạt ngô, gạo) khi dùng để giảm thiểu rủi ro và tác dụng phụ.

====== # ====== # ======
📣📣 HTFood Việt Nam 📣📣
📱 Mobile: 0936.1368.79
✅ Tư vấn khách hàng 24/7
https://zalo.me/0936136879

Bài viết trướcQuả óc chó mua ở đâu tại quận Cầu Giấy Hà Nội uy tín?
Bài kếChà là khô nguyên cành

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here