Các loại hạt tốt cho bà bầu 3 tháng giữa. Bà bầu 3 tháng giữa chắc chắn không thể bỏ qua các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt mắc ca, hạt óc chó, hạt sen,…
Bước vào giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, các cơn ốm nghén giảm dần và mẹ bắt đầu ăn ngon miệng hơn. Còn thai nhi, con đã biết cau mày, nheo mắt, đi tiểu, mút tay và phát triển dây thanh quản. Lúc này, việc ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng rất quan trọng, vì vừa giúp mẹ khỏe mạnh vừa hỗ trợ bé yêu phát triển tốt. Vậy mẹ bầu 3 tháng giữa nên ăn gì?
Một chế độ dinh dưỡng cần thiết trong thời kỳ mang thai sẽ giúp thai nhi phát triển tốt ưu và mẹ bầu có đủ sức khỏe để nuôi dưỡng và chăm sóc cho trẻ. Vì thế nên, mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ cần nên bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng.
1/ Tầm quan trọng của việc bổ sung đủ dưỡng chất cho mẹ bầu
Chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt, chế độ ăn uống giúp đảm bảo rằng thai nhi nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển bình thường và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra đối với cả mẹ và bé trong thai kỳ.
Vì thế nên, khi bước vào 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm tránh những thay đổi xấu đối với cơ thể. Trong khoảng thời gian này, các triệu chứng như buồn nôn, ốm nghén có thể giảm đi, nhưng thay bằng cảm giác trào ngược dạ dày, căng tức dây chằng tròn,…
Do đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống đối với mẹ bầu là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt của cả thai phụ và thai nhi trong giai đoạn này. Mẹ bầu nên tập trung vào việc cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, protein, chất béo và carbohydrate để hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và duy trì sức khỏe hiệu quả.
2/ Các loại hạt tốt cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
- Hạt óc chó
Hạt óc chó vốn rất được chị em mang bầu tin dùng vì sở hữu giá trị dinh dưỡng cực cao, gồm: omega-3, vitamin E, kẽm, mangan, phốt pho và nhiều loại axit hữu cơ khác.
Hàm lượng axit hữu cơ trong hạt óc chó giúp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển não bộ, cải thiện trí thông minh của bé. Các loại vitamin và khoáng chất có lợi trong hạt óc chó cũng giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Hạt hạnh nhân
Đây là một trong những loại hạt giàu khoáng chất nhất. Hàm lượng dinh dưỡng có trong hạt hạnh nhân gồm đồng, mangan, phốt pho, vitamin E,…
Bổ sung hạnh nhân vào chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ giúp chị em phụ nữ cân bằng lượng đường trong máu và huyết áp, cải thiện hệ tiêu hóa.
- Hạt dẻ cười
Nhiều bạn thắc mắc bà bầu ăn hạt dẻ có tốt không? Câu trả lời là cực kỳ tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Hạt dẻ hoặc hạt dẻ cười không chỉ thơm ngon, chế biến được nhiều món đa dạng, mà còn có đa dạng dưỡng chất tốt cho mẹ và bé như chất khoáng, protein, canxi, sắt, kẽm và các loại vitamin B, C, E, giúp lưu thông máu, chống oxy hóa, tốt cho cơ bắp.
Ăn hạt dẻ còn giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình mang thai.
- Hạt macca
Giống như các loại hạt kể trên, hạt macca mang lại nguồn dinh dưỡng rất dồi dào như vitamin, khoáng chất, chất xơ,… giúp tiêu hóa tốt, cân bằng lượng đường trong máu.
- Hạt chia
Có hàm lượng omega-3 cao, hạt chia rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé. Nếu mẹ bầu không muốn bổ sung chất béo từ các loại thực phẩm chức năng, ăn hạt chia chính là sự lựa chọn tuyệt vời.
- Hạt sen
Hạt sen giàu canxi, đạm, phốt pho rất tốt cho thai nhi. Trong đông y, hạt sen có tác dụng bổ thận, an thần, giúp ăn ngon miệng hơn và cải thiện giấc ngủ, tránh đau đầu, mệt mỏi trong thai kỳ.
- Hạt dưa & hạt bí
Hai loại hạt quen thuộc này không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp các khoáng chất cần thiết như sắt, kali, vitamin, chất béo tốt,… Hạt dưa và hạt bí còn hỗ trợ bà bầu thư giãn, tinh thần phấn chấn thoải mái, ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm trong thai kỳ và sau sinh.
Nhiều mẹ bầu thắc mắc “bà bầu ăn hạt bí có tốt không?“. Câu trả lời sẽ là Có.
Nhưng quan trọng bạn cần ăn đúng lượng và biết cách kết hợp cùng những thực phẩm lành mạnh khác để tận dụng được tối đa lợi ích đối với sức khỏe.
- Hạt điều
Hạt điều giàu chất sắt, đạm, chất khoáng, magie, canxi, hỗ trợ phát triển cơ bắp và giúp xương chắc khỏe, dẻo dai. Hạt điều cũng không chứa cholesterol xấu, có hàm lượng chất béo không bão hòa.
Vì thế ăn hạt điều rất an toàn cho sức khỏe tim mạch, ngoài ra còn hỗ trợ làm giảm chứng hay quên do tuổi tác và cả trong quá trình trong và sau mang thai của phụ nữ.
3/ Hạt tổng hợp Granola cho bà bầu
Bên cạnh các loại hạt, mẹ bầu có thể sử dụng granola để đa dạng thực đơn và bổ sung dinh dưỡng đa dạng trong giai đoạn mang thai.
Granola hay Ngũ cốc hạt ăn liền granola thực sự chỉ là cách gọi khác nhau cho cùng một loại sản phẩm.
Đây là một món ăn giàu dinh dưỡng được rất nhiều người sử dụng, khá phổ biến hiện nay.
Granola thường được làm từ các thành phần yến mạch, các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, óc chó, macca, hạt bí xanh,…, các loại trái cây khô.
Lợi ích sức khỏe khi ăn ngũ cốc hạt ăn liền granola:
Ăn ngũ cốc hạt ăn liền granola giúp cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng đa dạng, lành mạnh, cần thiết cho cơ thể.
Nhờ chứa hàm lượng chất xơ dồi dào nên ăn ngũ cốc ăn liền granola đúng cách giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Chất xơ làm phồng thức ăn, hấp thụ nước, chính vì thế giúp tăng cảm giác no lâu, ngăn sự thèm ăn và giảm cảm giác đói.
Thêm vào đó, các chất xơ hòa tan còn có thể giảm bớt các triệu chứng táo bón, duy trì mức độ vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột, cân bằng hệ tiêu hóa.
Thành phần giàu chất xơ, axit béo omega-3 có tác dụng giúp giảm mức cholesterol trong máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim.
Trong granola có nhiều chất chống oxy hóa như vitamin E, axit gallic, selen, quercetin,…
Nhờ vậy mà có thể làm giảm viêm trong cơ thể và giúp chống lại tác hại của các gốc tự do, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư.
Granola còn có lợi ích khác là điều chỉnh lượng đường có trong máu nhờ chất mangan có trong thành phần.
4/ Những điều mẹ bầu cần lưu ý trong 3 tháng giữa thai kỳ
Bên cạnh chế độ ăn uống trong ba tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý thêm những lời khuyên về sức khỏe để bảo vệ cơ thể và giúp thai nhi phát triển ổn định. Một số lưu ý sau:
- Uống đủ nước: Theo khuyến nghị của các chuyên gia mẹ bầu ở giai đoạn ba tháng giữa nên uống ít nhất 1.8 lít nước lọc mỗi ngày. Bởi việc uống đủ nước giúp ngăn chặn táo bón, thải độc tố và giảm nguy cơ sinh non.
- Chú ý an toàn thực phẩm: Tránh ăn thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín kỹ như thịt sống, thịt tái, trứng sống, trứng lòng đào, cá sống, hải sản sống để ngăn chặn nguy cơ vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại cho thai nhi.
- Hạn chế thực phẩm không lành mạnh: Mẹ bầu nên giảm tiêu thụ đồ hộp, thực phẩm chứa chất bảo quản, thức ăn chiên nhiều dầu, đồ ngọt, thức uống có caffeine và rượu bia để đảm bảo sức khỏe phát triển của thai nhi.
- Kiểm soát cân nặng: Cân nặng ổn định là quan trọng để bảo vệ sức khỏe của thai nhi. Mẹ bầu nên kiểm soát tăng cân ổn định, khoảng 1 – 1.5kg/tuần là mức tăng cân khả dụng trong 3 tháng giữa.
- Vận động trong thai kỳ: Mẹ bầu cần nên thường xuyên hoạt động nhẹ nhàng và đều đặn như yoga, đi bộ giúp giảm đau lưng, ngăn chặn táo bón, giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tim mạch, sẵn sàng cho quá trình sinh nở.
Bài viết trên đây của HTFood đã giúp bạn giải đáp vấn đề về “mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì?”.
HTFood.